Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén hay van cánh bướm điều khiển khí nén là loại van bướm được điều khiển đóng/mở bằng 1 thiết bị truyền động khí nén.
Van bướm điều khiển bằng khí nén có thể hoạt động ở chế độ điều khiển ON/OFF và điều khiển tuyến tính giúp điều tiết lưu lượng đi qua van bằng một góc nhất định.
Cấu tạo van cánh bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển bằng khí nén có cấu tạo gồm hai phần chính là:
1. Thân van bướm:
Thân van bướm là phần tiếp xúc trực tiếp với lưu chất trong đường ống nên thường được từ các chất liệu như: gang, thép, thép không gỉ… và thường được kết nối với đường ống bằng các kiểu lắp: wafer, lug, bích…
2. Thiết bị truyền động khí nén:
Thiết bị truyền động khí nén là phần chính giúp cho quá trình đóng/mở van được hoàn toàn tự động. Thiết bị truyền động khí nén có 3 dạng điều khiển là: tác động đơn, tác động kép và điều khiển tuyến tính.
- Tác động đơn: khi cung cấp khí vào van mở ra, ngừng cung cấp van lập tức đóng lại.
- Tác động kép: một đầu cung cấp khí vào khiến van mở ra. Ngừng cung cấp khí van vẫn giữ nguyên trạng thái. Đầu còn lại cung cấp khí thì van đóng lại. Chúng sử dụng hai đầu cung cấp khí để điều khiển van đóng mở.
- Điều khiển tuyến tính: dòng van có bộ điều khiển nhận tín hiệu analog 4 – 20mA hoặc 0 – 10V để điều khiển van đóng/mở theo các góc mở khác nhau.
Nguyên lý hoạt động van bướm điều khiển bằng khí nén
Tùy theo bộ truyền động khí nén của van là kiểu tác động đơn hay tác động kép mà nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển bằng khí nén sẽ khác nhau.
1. Van bướm điều khiển khí nén tác động đơn
Đối với loại van này, khi cấp khí nén cho thiết bị truyền động van sẽ mở và khi ngừng cung cấp khí nén, lò xo sẽ tự động đẩy trục van khiến van đóng lại. Loại van này luôn ở trạng thái thường đóng.
2. Van bướm điều khiển bằng khí nén tác động kép
Loại van này có hai đầu cung cấp khí. Một đầu cấp khí nén van mở ra, một đầu cấp khí nén van đóng lại. Khi ngừng cung cấp khí, van luôn giữ được trạng thái lúc đó.
3. Van cánh bướm điều khiển khí nén tuyến tính
Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính dùng tín hiệu điện 4 – 20mA để điều chỉnh van đóng/mở theo các góc mở khác nhau và được dùng để điều tiết lưu lượng của dòng chảy.
Các loại Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén Genebre
|
|
Van bướm điều khiển khí nén Genebre
|
|
Van bướm điều khiển khí nén KSB
|
Xem thêm: Van bướm điều khiển khí nén Tại Đây
Ưu điểm Van bướm điều khiển bằng khí nén
Van bướm điều khiển bằng khí nén có nhiều ưu điểm đó là:
- Tự động điều khiển giúp thay thế sức người.
- Van đóng/mở nhanh.
- Thiết kế chắc chắn, tuổi thọ và độ bền cao.
- Chịu được áp suất và nhiệt độ cao.
- Thiết kế nhỏ gọn không chiếm nhiều không gian khi lắp đặt.
- Thay thế, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng.
- Gioăng được thiết kế với độ kín cao, độ an toàn lớn, chống ăn mòn tốt.
- Phù hợp với nhiều môi trường và môi chất khác nhau.
- Đa dạng kích thước, phù hợp với mọi đường ống hiện nay.
- Có nhiều kiểu kết nối như wafer, lug, mặt bích… giúp kết nối với đường ống nhanh hơn và dễ dạng hơn.
Ứng dụng Van cánh bướm điều khiển khí nén
Van cánh bướm điều khiển bằng khí nén là loại van được sử dụng phổ biến trong các hệ thống bởi tính an toàn, hiệu quả mà lắp đặt cũng như vận hành hết sức dễ dàng có thể kể ra các ứng dụng như:
- Hệ thống nước sạch, nước thải…
- Hệ thống đường ống khí oxy, phòng sạch…
- Hệ thống cấp xả liệu: than, xi măng, vật liệu rắn, vật liệu lỏng…
- Nhà máy sản xuất thức ăn, thực phẩn chế biến hay dệt nhuộm…
- Nhà máy xi măng, gỗ, thực phẩm, nhà máy bia, thuốc lá…
Lưu ý khi lựa chọn Van bướm điều khiển bằng khí nén
Khi lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén chúng ta cần lưu ý một số thông số kỹ thuật như:
- Môi chất: việc xác định van dùng cho môi chất gì sẽ giúp bạn chọn lựa loại vật liệu cấu tạo van phù hợp.
- Nhiệt độ môi chất: là yếu tố cơ bản để lựa chọn loại van cánh bướm điều khiển khí nén phù hợp.
- Áp suất: Tương tự như nhiệt độ, áp suất là yếu tố cơ bản để bạn có thể lựa chọn loại van phù hợp với nhu cầu hiện tại. Hãy đảm bảo rằng, áp suất của van luôn lớn hơn áp suất môi trường sử dụng.
- Không gian lắp đặt: Với những điều kiện lắp đặt hẹp, hạn chế thì cần xem xét kích thược van, độ dài (face to face) từ mặt bích bên này qua mặt bích bên kia đã phù hợp chưa.
- Xuất xứ/ giá thành: Lý do để 2 yếu tố này kẹp chặt nhau bởi “chất lượng đi đôi với giá thành”. Như bạn đã biết thì dẫn đầu trong công nghiệp có thể kể đến các nước EU, ưu điểm các dòng sản phẩm này là chất lượng và độ uy tín.
Xem thêm: