Mục lục
Van bướm tay quay
Van bướm tay quay hay van bướm vô lăng là loại van bướm dùng để đóng/mở hoặc điều tiết lưu lượng dòng chảy bằng cách xoay tay quay (vô lăng). Dòng van nay sử dụng hộp số để chuyền chuyển động từ tay quay xuống trục van làm đĩa van đóng/mở.
Cấu tạo của Van bướm
Từ hình vẽ phía dưới chúng ta có thể nhìn thấy cấu tạo của van bướm sẽ gồm 5 bộ phận chính như sau:
– Thân van: được đúc bằng các chất liệu như: đồng, hộp kim nhôm, gang, thép hoặc thép không gỉ… và được sơn phủ lớp epoxy.
– Vòng đệm: được đúc sẵn cố định vào thân van và được bằng sản xuất từ cao su EPDM, VITON, NBR hoặc Teflon độ bền cao, phù hợp với tiêu chuẩn nước sạch, nước thải… Khả năng đàn hồi của vòng đệm là yếu tố làm tăng độ kín của van.
– Đĩa van: có hình dạng là 1 đĩa tròn và được làm bằng chất liệu thép không gỉ.
– Ty van: là 1 trục thẳng đứng từ đĩa van lên đến cổ trên van và được kết nối với hộp số. Ty van thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ.
– Hộp số (vô lăng): là bộ phận truyền lực xuống đĩa van giúp việc đóng/mở van thông qua vô lăng trở nên nhẹ nhàng.
Nguyên lý hoạt động của Van bướm vô lăng
Van bướm hoạt động dựa trên nguyên lý truyền động lực từ bộ phận hộp số (vô lăng). Trên phần tay quay sẽ có kí hiệu OPEN và CLOSE và mũi tên chỉ hướng quay là đóng hoặc mở. Van đóng hoàn toàn khi đĩa van ở góc 0 độ, khi đó đĩa van nằm vuông góc với đường ống. Van mở hoàn toàn cho lưu lượng dòng chảy đi qua van ở mức tối đa khi đĩa van nằm song song với đường ống và ở vị trí góc 90 độ.
Ngoài ra, ta cũng có thể điều chỉnh đĩa van mở theo các góc tùy ý để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy qua van. Tuy nhiên, việc này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của van.
Phân Loại Van Bướm
Van bướm vô lăng được phân thành rất nhiều loại dựa vào các yếu tố sau đây :
1. Phân loại theo vật liệu chế tạo van
- Van bướm inox
- Van bướm gang
- Van bướm thép
- Van bướm thép không gỉ
2. Phân loại theo kiểu kết nối
- Van bướm tay quay kiểu Wafer
- Van bướm tay quay kiểu Lug
- Van bướm tay quay 2 mặt bích
- Van bướm tay quay kiểu hàn
- Van bướm tay quay kiểu Grooved
Các loại Van bướm tay quay tiêu biểu ở Thế Giới Van
Van bướm Genebre
|
|
Van bướm Kitz
|
|
Van bướm Sigeval
|
|
Van bướm Abo
|
Xem thêm: Các loại Van bướm tay quay Tại Đây
Ưu điểm của Van bướm vô lăng
- Thiết kế đơn giản, chắc chắn, độ bền cao và chiếm ít diện tích khi lắp đặt
- Đa dạng về kích thước, kiểu kết nối phù hợp với mọi đường ống
- Được sản xuất từ nhiều chất liệu giúp môi trường làm việc đa dạng như nước, khí, chất lỏng…
- Chịu được dãi áp suất cao và nhiệt độ cao
- Đóng/mở nhẹ nhàng và nhanh chóng bằng tay quay có hộp số trợ lực
- Giá thành hợp lý khi so với các dòng van khác cùng chức năng
- Van dạng cơ nên độ an toàn cao, không lo cháy nổ.
- Là dòng van đóng mở nhẹ nhàng chỉ cần sử dụng lực quay của con người
- Van bướm tay vô lăng là loại van 2 chiều, vì vậy khi lắp đặt ta không cần quan tâm đến chiều dòng chảy lưu chất
- Có thể gia công và kết nối thêm với bộ điều khiển khí nén hoặc điện để đóng mở tự động
Ứng dụng của van bướm
Là loại van đa dạng về kích thước vì vậy van bướm tay quay có thể sử dụng trong nhiều hệ thống đường ống khác nhau từ DN50 trở lên.
Ngoài ra, tùy vào môi trường hoạt động và môi chất mà ta sẽ chọn loại van bướm vô lăng phù hợp phù hợp với yêu cầu cụ thể.
Cụ thể van bướm tay quay thường được lắp đặt trong các ứng dụng như:
- Hệ thống cung cấp nước sạch, nước PCCC
- Nhà máy xử lý nước thải, nước sạch
- Nhà máy hóa chất, xi măng, thép…
- Nhà máy sản xuất thực phẩm, nước giải khát
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu như dầu, khí , gas
- Khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư…
Lưu ý khi lắp đặt van bướm vô lăng
Đa phần van bướm tay quay được lắp đặt theo kiểu wafer, đối với loại này khi lắp đặt ta cần chú ý những điểm sau:
- Mở đĩa van 1 góc khoảng 45 độ để khi siết bu lông có thể canh được, tránh tình trạng siết quá chặt sẽ làm hỏng gioăng.
- Vị trí lắp đặt van phải thuận tiện cho người vận hành sau này.
- Không cần dùng gioăng chèn vào giữa mặt bích và van.
- Lựa chọn van đúng thông số kỹ thuật với mục đích sử dụng.
Có thể bạn sẽ quan tâm: